Tiểu khó là dấu hiệu bệnh gì
Đi tiểu khó khăn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán nản, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về chứng tiểu khó mà ai cũng có thể gặp phải. Tiểu khó là gì? Tiểu khó hay được gọi là bí tiểu, là tình trạng khó đi tiểu, mặc dù bàng quang đã căng tức do lượng nước tiểu đã vượt mức cho phép.
Dưới đây là một số nguyên nhân:
Co bóp bàng quang: Thông thường, khi nước tiểu “đủ đầy” sẽ kích thích muốn đi tiểu. Não thả lỏng cho cung phản xạ hoạt động và cơ vòng vân mở ra, bàng quang co bóp và đẩy nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, khi bàng quang không co bóp hoặc không đủ mạnh, nước tiểu sẽ ứ đọng lại bên trong. Nguyên nhân là do mất sự liên hệ với dây thần kinh thực vật, bị chấn thương cột sống hoặc thành bàng quang bị chai xơ.
Nhiễm trùng nước tiểu: Nguyên nhân gây nhiễm trùng nước tiểu là do viêm nhiễm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi bàng quang…dẫn đến tình trạng bí tiểu (tiểu khó).
Tác dụng phụ: Một số loại thuốc gây tê, an thần, điều trị tim mạch có thể ảnh hưởng đến hệ thống bài tiết nước tiểu.
Sỏi thận: Chức năng thận bị suy giảm và tổn thương sẽ ảnh hưởng đến hệ thống bài tiết nước tiểu.
Đi tiểu khó phải làm sao?
Lời khuyên của bác sĩ phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội là khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để bác sĩ chuẩn đoán, đánh giá mức độ và có phác đồ điều trị kịp thời. Chứng tiểu khó có 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính, mỗi giai đoạn lại có phương pháp điều trị khác nhau. Bí tiểu mãn tính thường điều trị phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu.
Giai đoạn cấp tính: Với giai đoạn đầu, không có thuốc đặc hiệu mà người bệnh sẽ được bác sĩ đặt ống thông tiểu thông qua niệu đạo. Nếu bị hẹp niệu đạo thì có thể luồn trực tiếp vào bàng quang, người bệnh vẫn có thể đi lại bình thường với nó. Sau đó bác sĩ tiến hành xét nghiệm mẫu nước tiểu, khám lâm sàng, siêu âm thận, bàng quang, tuyến tiền liệt và xét nghiệm sinh hóa. Nếu phát hiện bất thường sẽ tiến hành nội soi bàng quang để cải thiện tình hình và rút ông thông ra ngoài.
Giai đoạn mãn tính: Là giai đoạn tiếp theo của bí tiểu cấp tính, khó điều trị và thủ thuật phức tạp hơn. Người bệnh sẽ được thông đường tiểu qua da, giảm ứ động nước tiểu trong bàng quang để tránh biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, bác sĩ vẫn sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp xét nghiệm, siêu âm để tìm hiểu nguyên nhân điều trị triệt để.
Với trường hợp tiểu khó do tác dụng phụ của thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành thay đổi loại thuốc và nghiêm túc thực hiện đúng lộ trình. Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân gây bệnh để có thể dùng các phương pháp điều trị phù hợp.
Tin mới cập nhật: Phòng khám đang có chương trình khuyến mãi dành cho bệnh nhân có mã số đăng ký đặt hẹn khám trước:
- MIỄN PHÍ 100.000 đồng phí khám ban đầu.
- GIẢM 50% phí thủ thuật (cắt bao quy đầu, điều trị sùi mào gà, đốt viêm lộ tuyến…)
- MIỄN PHÍ tư vấn sức khỏe sinh sản với giáo sư -tiến sĩ -bác sĩ nam khoa, phụ khoa hơn 30 năm kinh nghiệm
- LƯU Ý: Ưu đãi chỉ dành cho những bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám qua website hoặc tổng đài điện thoại. Mọi bệnh nhân không có mã hẹn khám đều phải thanh toán mức chi phí gốc.
ƯU ĐÃI dành cho những bệnh nhân có mã số đặt hẹn khám trước tại phòng khám. Đăng kí lấy mã: TẠI ĐÂY!